Ý kiến thăm dò

Tình hình kinh tế - xã hội

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
65806

Trồng và chăm sóc cây ngô lai mang lại hiệu quả

Ngày 31/05/2023 15:30:00

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ngô lai mang lại hiệu quả kinh tế cao

 Cây ngô được xem là một trong những cây ngũ cốc quan trọng và là loại cây lương thực quan trọng chỉ đứng thứ hai sau cây lúa. Ngô là cây ngắn ngày, sống được trên nhiều loại đất nhưng cần biết kỹ thuật trồng ngô đúng cách để cho năng suất cao nhất.
Ngô lai.jpg

Vườn ngô Hộ Ộng: Phạm Văn Thắng hội viên nông dân thôn Trung Sơn
Chọn giống ngô

          Hạt giống là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình trồng ngô. Hạt giống bắp ngô có rất nhiều loại như hạt giống bắp ngô ngọt, ngô bao tử, ngô nếp. Tùy vào sở thích, điều kiện của mỗi người để lựa chọn hạt giống cho phù hợp. Trồng lấy trái ăn tươi: chọn các giống thuộc nhóm ngô ngọt hoặc nhóm ngô nếp. Ngô Nù địa phương, sinh trưởng 60- 65 ngày, năng suất 2 tấn hột/ha. Ngô nếp lai MX2, MX4, giống chỉ có 60-65 ngày là thu trái tươi, năng suất cao 11-13 tấn trái tươi/ha.

Ngô.jpg

          Ngô là loại cây lương thực phổ biến của người dân Việt Nam nên hạt giống rất dễ mua. Bạn có thể đến cửa hàng nông sản uy tín hoặc trong siêu thị gần nhà để mua hạt giống.

            Ngâm hạt giống 12 đến 14 giờ trong nước ấm 40°C (2 sôi, 3 lạnh) sau đó vớt ra ủ trong khăn ẩm đến khi hạt nứt nanh thì bạn có thể lấy ra gieo, Ngô là một loại cây ưa nóng, do đó, khi trồng ngô người nông dân cần biết được ngô có nhu cầu nhiệt độ cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác.

          Đối với giống chín sớm thì nhiệt hoạt động là 2000-2200°C, những giống chín trung bình thì nhiệt độ là 2300 –
2600°C và giống chín muộn 2500 – 2800°C.

          Thường thì ngô phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ ngày từ 24 – 30°C. Chính vì thế, ở nhiệt độ > 38°C sẽ ảnh
hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây.

          Ngoài ra, hạt phấn của cây ngô có thể bị chết khi nhiệt độ lên tới hơn 35°C. Ngược lại, nhiệt độ quá thấp, khoảng dưới 12°C cũng sẽ ảnh hưởng xấu tới quá trình sống của cây, đặc biệt vào giai đoạn ngô nảy mầm ra hoa.

          Có thể trồng ngô trên nhiều loại đất khác nhau. Có thể là đất đồi, đất bãi ven sông, đất chuyên màu và đất hai vụ lúa.

          Tuy nhiên, thích hợp nhất để ngô phát triển tốt là đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ màu mỡ cao, dễ thoát nước, tầng canh tác dày, đất nhiều mùn  và độ pH trong khoảng 6,0-7,0.

Gieo trồng

          Gieo theo hốc: 2-3 hột/hốc. Chỉ nên để tối đa 2 cây/hốc, nếu số cây /hốc nhiều sẽ cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng làm cây phát triển không đồng đều, Khoảng cách giữa hàng với hàng 60-100 cm và khoảng cách cây với cây trên hàng là 20-40 cm tùy theo đặc tính giống.
Mật độ trồng ngô quá thưa, cây phát triển tốt, cho trái to nhưng số hột/m2 lại ít nên năng suất hột không cao. Trồng quá dày cây ngô sẽ phun râu trễ hơn bình thường từ 1-5 ngày làm hoa cái dễ bị thiếu phấn, hột bị lép, cây dễ bị đỗ ngã, dễ bị sâu bệnh.

Cách trồng ngô hiệu quả

Tưới tiêu

          Ngô rất cần nhiều nước vào giai đoạn nảy mầm và trổ. Khi thiếu nước sẽ làm lá bị cuống lại ở bìa lá, lá héo và có những lằn nhăn song song theo chiều ngang phiến lá. Vào mùa nắng, bạn cần tưới nước 4-7 ngày/lần khi ngô trổ. Vào mùa mưa, bạn cần tiêu nước nhanh.

Bón phân

          Trong suốt quá trình trồng ngô, bón phân được chia thành 3 đợt: Đợt đầu bón sau khi cây được trồng 10 ngày, đợt thứ 2 sau đó 10 ngày và đợt cuối cùng sau 30 ngày gieo hạt.

Bạn có thể bón phân kali, ure hoặc phân hữu cơ tùy vào điều kiện, cách chăm của mỗi người.

Lưu ý: nếu bón phân kali, ure thì phải hòa cùng với nước tưới hoặc bón xong lấp đất kín phân để cây không bị cháy lá.

Tỉa dặm, diệt cỏ

Sau khi giao cây con được 1 lá, khoảng 4 – 6 ngày, bạn phải dặm lại ở những nơi cây chết hoặc không mọc.

Đồng thời, nhổ bỏ những cây yếu và chỉ chừa lại đúng số cây/hốc đã định (1- 2cây/hốc).

Ngoài ra, trong giai đoạn đầu, 30 ngày đầu mới trồng, cây phát triển rất yếu và chậm. Chính vì thế, bạn cần làm sạch cỏ dại để cỏ không cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây ngô. Bạn nên làm cỏ bằng tay kết hợp với vun gốc để cây tránh tình trạng đổ ngã. Lưu ý, bạn không được lấy đất ở giữa 2 hàng cây quá sâu vì sẽ làm ảnh hưởng đến bộ rễ.

Thu hoạch

Xác định thời điểm thu hoạch ngô bằng việc quan sát hạt ngô ở đầu trái và cuối trái. Khi lá bao trái đã khô, hạt cứng, lãy thử hạt, nếu ở chân các hạt này có lớp màu đen là ngô đủ chín sẵn sàng để thu hoạch.
Nên chặt đọt phơi trái ngoài đồng 5-7 ngày trước khi thu hoạch. Sau đó lột vỏ phơi trái vài nắng (ẩm độ còn khoảng 20-24%) để khi thu hoạch tách hạt giảm tỉ lệ nứt bể. Nếu để tồn trữ nên phơi hạt còn độ ẩm 14-15%. Thân lá cây ngô sau khi thu hoạch nên cày vùi tại ruộng nhằm giúp cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cho vụ sau.

Phòng trừ sâu bệnh khi trồng ngô

Khi trồng ngô thường xuất hiện một số sâu bệnh như:

  • Sâu đục thân, Rầy mềm, Sâu đục trái. Bạn cần làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng và khử đất bằng các loại thốc hay bột để tránh sâu xuất hiện.
  • Bệnh đốm lá, Bệnh đốm vằn, Bệnh rĩ. Để phòng tránh các loại bệnh trên cây ngô, bạn cần phun xịt các loại thuốc bằng Zineb, Maneb, Copper,…

Nguồn tin: Phạm Lương

Trồng và chăm sóc cây ngô lai mang lại hiệu quả

Đăng lúc: 31/05/2023 15:30:00 (GMT+7)

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ngô lai mang lại hiệu quả kinh tế cao

 Cây ngô được xem là một trong những cây ngũ cốc quan trọng và là loại cây lương thực quan trọng chỉ đứng thứ hai sau cây lúa. Ngô là cây ngắn ngày, sống được trên nhiều loại đất nhưng cần biết kỹ thuật trồng ngô đúng cách để cho năng suất cao nhất.
Ngô lai.jpg

Vườn ngô Hộ Ộng: Phạm Văn Thắng hội viên nông dân thôn Trung Sơn
Chọn giống ngô

          Hạt giống là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình trồng ngô. Hạt giống bắp ngô có rất nhiều loại như hạt giống bắp ngô ngọt, ngô bao tử, ngô nếp. Tùy vào sở thích, điều kiện của mỗi người để lựa chọn hạt giống cho phù hợp. Trồng lấy trái ăn tươi: chọn các giống thuộc nhóm ngô ngọt hoặc nhóm ngô nếp. Ngô Nù địa phương, sinh trưởng 60- 65 ngày, năng suất 2 tấn hột/ha. Ngô nếp lai MX2, MX4, giống chỉ có 60-65 ngày là thu trái tươi, năng suất cao 11-13 tấn trái tươi/ha.

Ngô.jpg

          Ngô là loại cây lương thực phổ biến của người dân Việt Nam nên hạt giống rất dễ mua. Bạn có thể đến cửa hàng nông sản uy tín hoặc trong siêu thị gần nhà để mua hạt giống.

            Ngâm hạt giống 12 đến 14 giờ trong nước ấm 40°C (2 sôi, 3 lạnh) sau đó vớt ra ủ trong khăn ẩm đến khi hạt nứt nanh thì bạn có thể lấy ra gieo, Ngô là một loại cây ưa nóng, do đó, khi trồng ngô người nông dân cần biết được ngô có nhu cầu nhiệt độ cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác.

          Đối với giống chín sớm thì nhiệt hoạt động là 2000-2200°C, những giống chín trung bình thì nhiệt độ là 2300 –
2600°C và giống chín muộn 2500 – 2800°C.

          Thường thì ngô phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ ngày từ 24 – 30°C. Chính vì thế, ở nhiệt độ > 38°C sẽ ảnh
hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây.

          Ngoài ra, hạt phấn của cây ngô có thể bị chết khi nhiệt độ lên tới hơn 35°C. Ngược lại, nhiệt độ quá thấp, khoảng dưới 12°C cũng sẽ ảnh hưởng xấu tới quá trình sống của cây, đặc biệt vào giai đoạn ngô nảy mầm ra hoa.

          Có thể trồng ngô trên nhiều loại đất khác nhau. Có thể là đất đồi, đất bãi ven sông, đất chuyên màu và đất hai vụ lúa.

          Tuy nhiên, thích hợp nhất để ngô phát triển tốt là đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ màu mỡ cao, dễ thoát nước, tầng canh tác dày, đất nhiều mùn  và độ pH trong khoảng 6,0-7,0.

Gieo trồng

          Gieo theo hốc: 2-3 hột/hốc. Chỉ nên để tối đa 2 cây/hốc, nếu số cây /hốc nhiều sẽ cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng làm cây phát triển không đồng đều, Khoảng cách giữa hàng với hàng 60-100 cm và khoảng cách cây với cây trên hàng là 20-40 cm tùy theo đặc tính giống.
Mật độ trồng ngô quá thưa, cây phát triển tốt, cho trái to nhưng số hột/m2 lại ít nên năng suất hột không cao. Trồng quá dày cây ngô sẽ phun râu trễ hơn bình thường từ 1-5 ngày làm hoa cái dễ bị thiếu phấn, hột bị lép, cây dễ bị đỗ ngã, dễ bị sâu bệnh.

Cách trồng ngô hiệu quả

Tưới tiêu

          Ngô rất cần nhiều nước vào giai đoạn nảy mầm và trổ. Khi thiếu nước sẽ làm lá bị cuống lại ở bìa lá, lá héo và có những lằn nhăn song song theo chiều ngang phiến lá. Vào mùa nắng, bạn cần tưới nước 4-7 ngày/lần khi ngô trổ. Vào mùa mưa, bạn cần tiêu nước nhanh.

Bón phân

          Trong suốt quá trình trồng ngô, bón phân được chia thành 3 đợt: Đợt đầu bón sau khi cây được trồng 10 ngày, đợt thứ 2 sau đó 10 ngày và đợt cuối cùng sau 30 ngày gieo hạt.

Bạn có thể bón phân kali, ure hoặc phân hữu cơ tùy vào điều kiện, cách chăm của mỗi người.

Lưu ý: nếu bón phân kali, ure thì phải hòa cùng với nước tưới hoặc bón xong lấp đất kín phân để cây không bị cháy lá.

Tỉa dặm, diệt cỏ

Sau khi giao cây con được 1 lá, khoảng 4 – 6 ngày, bạn phải dặm lại ở những nơi cây chết hoặc không mọc.

Đồng thời, nhổ bỏ những cây yếu và chỉ chừa lại đúng số cây/hốc đã định (1- 2cây/hốc).

Ngoài ra, trong giai đoạn đầu, 30 ngày đầu mới trồng, cây phát triển rất yếu và chậm. Chính vì thế, bạn cần làm sạch cỏ dại để cỏ không cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây ngô. Bạn nên làm cỏ bằng tay kết hợp với vun gốc để cây tránh tình trạng đổ ngã. Lưu ý, bạn không được lấy đất ở giữa 2 hàng cây quá sâu vì sẽ làm ảnh hưởng đến bộ rễ.

Thu hoạch

Xác định thời điểm thu hoạch ngô bằng việc quan sát hạt ngô ở đầu trái và cuối trái. Khi lá bao trái đã khô, hạt cứng, lãy thử hạt, nếu ở chân các hạt này có lớp màu đen là ngô đủ chín sẵn sàng để thu hoạch.
Nên chặt đọt phơi trái ngoài đồng 5-7 ngày trước khi thu hoạch. Sau đó lột vỏ phơi trái vài nắng (ẩm độ còn khoảng 20-24%) để khi thu hoạch tách hạt giảm tỉ lệ nứt bể. Nếu để tồn trữ nên phơi hạt còn độ ẩm 14-15%. Thân lá cây ngô sau khi thu hoạch nên cày vùi tại ruộng nhằm giúp cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cho vụ sau.

Phòng trừ sâu bệnh khi trồng ngô

Khi trồng ngô thường xuất hiện một số sâu bệnh như:

  • Sâu đục thân, Rầy mềm, Sâu đục trái. Bạn cần làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng và khử đất bằng các loại thốc hay bột để tránh sâu xuất hiện.
  • Bệnh đốm lá, Bệnh đốm vằn, Bệnh rĩ. Để phòng tránh các loại bệnh trên cây ngô, bạn cần phun xịt các loại thuốc bằng Zineb, Maneb, Copper,…

Nguồn tin: Phạm Lương

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

công khai TTHC